XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU

  Thương hiệu của bạn còn hơn cả một logo, tên gọi hay slogan – đó là toàn bộ những ấn tượng mà khách hàng của bạn có với công ty, sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong quá trình tương tác. Do đó, bạn cần triển khai các bước cần thiết để xây dựng chiến lược thương hiệu của mình một cách hiệu quả nhất.

  Chiến lược thương hiệu của bạn định vị những điều bạn đại diện, về cam kết bạn sẽ thực hiện, và tính cách mà bạn truyền tải. Và trong nó bao gồm logo của bạn, bảng màu và slogan, đó chỉ là những thành tố sáng tạo chuyển tải thương hiệu của bạn. Thay vào đó, thương hiệu của bạn sống trong sự tương tác ngày qua ngày bạn có trong thị trường của mình: 

- Các hình ảnh bạn truyền tải 
- Các thông điệp bạn đưa ra trên website, các kế hoạch và chiến dịch của bạn 
- Cách mà nhân viên của bạn tương tác với khách hàng. 
- Ý kiến của khách hàng về bạn so với đối thủ cạnh tranh 
- Giá trị của việc tạo ra một Chiến lược thương hiệu được xác định rõ ràng

  Thương hiệu là rất quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trong các thị trường rộng lớn. Nó cũng rất quan trọng trong B2B vì nó giúp bạn nổi bật so với đối thủ của mình. Chiến lược thương hiệu mang lại vị trí cạnh tranh cho bạn, và hoạt động để định vị bạn như một “điều gì đó” trong tâm trí khách hàng của bạn

  Hãy xem các thương hiệu tiêu dùng thành công như Disney, Tiffany hay Starbucks. Các bạn chắc hẳn đều biết mỗi thương hiệu đại diện cho điều gì. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang phải cạnh tranh với các công ty này. Nếu bạn muốn chiếm được một thị phần đáng kể, hãy bắt đầu với một chiến lược thương hiệu thật mạnh mẽ còn không bạn sẽ chẳng đi đến đâu được.


Trong lĩnh vực của bạn; đó có thể là một thương hiệu B2B mạnh hoặc không. Nhưng khi bạn đặt hai công ty lên bàn cân, đơn vị nào mà đại diện cho điều gì đó có giá trị sẽ có thời gian tiếp cận, thu hút, lôi cuốn và giữ chân khách hàng hơn.

Xây dựng thương hiệu thành công cũng tạo ra “giá trị thương hiệu” – là số tiền khách hàng sẵn sàng bỏ ra chỉ vì đó là thương hiệu của bạn. Ngoài việc tạo ra doanh thu, giá trị thương hiệu còn làm cho công ty bạn có giá trị hơn trong dài hạn.

Công ty bạn có đang theo đuổi một chiến lược thương hiệu được hoạch định rõ ràng? Hãy xem bạn thuộc trường hợp nào sau đây?

Tốt nhất
Trung bình
Tệ
- Các khách hàng hiện tại và tiềm năng biết chính xác bạn mặt hàng bạn cung cấp là gì. Thật dễ dàng để bắt đầu đối thoại với các khách hàng tiềm năng mới vì họ nhanh chóng hiểu được những gì bạn đại diện.
 
-  Bạn có được khách hàng một cách nhanh chóng vì trải nghiệm mà các khách hàng tiềm năng đã có với bạn sẽ hỗ trợ cho mọi điều bạn nói.
 
- Bạn có thể đưa ra mức giá cao vì thị trường biết vì sao bạn là tốt hơn và sẵn sàng chi trả cho điều đó.
 
 
 
- Bạn không nghĩ nhiều về việc xây dựng thương hiệu vì nó không liên quan nhiều lắm, nhưng bạn thừa nhận rằng bạn có thể làm tốt hơn trong việc truyền thông thường xuyên với thị trường.
 
- Thị trường có lẽ không có cái nhìn nhất quán và ấn tượng về sản phẩm và công ty bạn, nhưng nhìn chung bạn nghĩ rằng nó ổn.
 
- Bạn không tự giúp bản thân nhưng bạn cũng không tự làm khó chính mình.
 
- Bạn không có một chiến lược thương hiệu và sự thể hiện nào. Thật khó khăn để giao tiếp với các khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ mua hàng.                                                          
- Họ không có ấn tượng về sản phẩm/dịch vụ của bạn hoặc lý do vì sao nó lại tốt hơn.
 
- Những điều bạn làm, những gì bạn nói có thể mẫu thuẫn với nhau và gây nhầm lẫn cho khách hàng.
 
- Các đối thủ cạnh tranh thường có thời gian có được khách hàng dễ dàng hơn.                         
 

Các khái niệm chính và các bước thực hiện Chiến lược thương hiệu:                               

giải pháp thương hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trước khi bắt đầu
Trước khi bắt đầu thực hiện chiến lược thương hiệu của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã xác định rõ được chiến lược định vị cạnh tranh cho mình – chiến lược thương hiệu của của bạn sẽ mang nó vào đời sống.

Nếu bạn có một chiến lược thương hiệu, hãy đảm bảo rằng nó hiệu quả nhất có thể 
Thăm dò ý kiến khách hàng, nhân viên và các nhà cung cấp. Những cảm nhận của họ có phù hợp với chiến lược của bạn không? Nếu không, hãy làm việc với các yếu tố mà bạn có thể cải thiện. 

Phát triển thương hiệu của bạn xoay quanh những lợi ích về mặt cảm xúc 
- Lọc ra các tính năng và ích lợi của sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Tính năng là một thuộc tính – một màu sắc, một cấu hình; lợi ích là điều mà tính năng đó mang lại cho khách hàng. 
- Xác định lợi ích nào là quan trọng nhất cho mỗi phân khúc khách hàng của bạn 
- Xác định các lợi ích cảm xúc – chiến lược thương hiệu mạnh nhất khai thác vào những cảm xúc, ngay cả với người mua là doanh nghiệp. 
- Nghiên cứu những lợi ích về mặt cảm xúc và biến chúng thành điều mà khách hàng sẽ nghĩ đến khi họ nhớ về công ty bạn. Đó là những gì mà thương hiệu của bạn đại diện. 


Xác định tính cách thương hiệu, câu chuyện và tuyên bố định vị cho doanh nghiệp 

- Hãy xem thương hiệu của bạn như một người có cá tính riêng biệt. Mô tả chúng, sau đó chuyển tải những đặc điểm này trong mọi thứ bạn tạo ra. 
- Viết các tuyên bố định vị và câu chuyện về thương hiệu của bạn; sử dụng chúng trong các tài liệu công ty bạn. 
- Chọn màu sắc, font chữ và các yếu tố về phần nhìn khác phù hợp cá tính bạn đã xác định cho thương hiệu của mình. 
- Xác định cách nhân viên của bạn tương tác với các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để chuyển tải tính cách và đảm bảo rằng thương hiệu của bạn “sống” với công ty bạn. 

 

Sau chiến lược thương hiệu
  Cùng với chiến lược định vị cạnh tranh, chiến lược thương hiệu là cốt lõi của những thứ bạn đại diện. Một chiến lược thương hiệu tuyệt vời giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn với thị trường, vì thế hãy luôn tuân theo nó trong mỗi tương tác bạn có với các khách hàng hiện tại hay khách hàng tiềm năng của mình.