
5 xu hướng thiết kế logo chính mà bạn có thể học hỏi - Phần II
03. Không gian âm (thập niên 1970)
Trong nghệ thuật, không gian âm là khoảng không giữa và xung quanh không gian của chủ thể. Nó tạo sự khác biệt xung quanh các chữ cái để giúp mắt phân biệt từng chữ riêng biệt.
Lại một lần nữa, Shell là công ty đầu tiên thực hiện sự thay đổi này vào năm 1971 với việc sáng tạo biểu tượng với các tia bức xạ trong khi Kodak đã sử dụng không gian âm để tạo nên ánh đèn flash.
Không gian âm trên thiết kế logo của các thương hiệu lớn vào thập niên 1970
Những năm tiếp theo chứng kiến sự ra mắt của logo IBM nổi tiếng như hiện tại, thiết kế logo của IBM được sáng tạo bởi Paul Rand. Pepsi gia nhập nhóm này vào năm 1973 với khung hình tròn đặc biệt kết hợp với đường biên dùng không gian âm.
Vào năm 1978, VW đã thay đổi thiết kế logo của hãng và đặt không gian âm vào trong biểu tượng đó. Không giống trước đó, Caterpillar gia nhập khuynh hướng này chậm hơn và họ chỉ sử dụng không gian âm trong thiết kế logo của mình vào năm 1989.
Nhưng một lần nữa, những thay đổi trong thiết kế logo chỉ nhằm đáp ứng sự “phù hợp”, thay vì thay đổi do sự cần thiết.
04. Thiết kế 3D (đầu thập niên 2000)
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ giúp đảm bảo cho các thiết kế logo luôn linh hoạt và có khả năng thích ứng với bất kỳ loại phương tiện truyền thông nào trong khi vẫn giữ được sự đơn giản và hoàn chỉnh.
Thiết kế logo dạng 3D nhanh chóng trở nên phổ biến khi các nhà thiết kế nhận thấy khả năng có thể sáng tạo nên một logo thật sự nổi bật.
Các thương hiệu lớn như Forrd, Chevrolet, Pepsi và Chervon đều có sự thay đổi sang thiết kế logo dạng 3D từ năm 2000 đến 2005.
Thiết kế logo dạng 3D của các thương hiệu lớn đầu thập niên 2000
Tuy là một ý tưởng rất tốt về mặt nguyên tắc; nhưng trên thực tế, các thiết kế logo được tạo ra trong thời gian này thật sự không truyền được cảm hứng.
Nguyên nhân chính là do thiếu sự tự chủ trong việc sử dụng các công nghệ, làm cho các thiết kế logo trở nên khô cứng.
Tuy nhiên, vì nó là phong cách mới trong thời gian này, nên các thương hiệu lớn đều hướng theo để tránh bị đánh giá là lạc hậu
05. Thời kỳ hiện tại
Không như những thời kỳ trước đây, hiện tại định nghĩa về “phong cách” thiết kế logo dường như đã không còn nữa.
Chẳng hạn, hiện nay Pepsi sử dụng cả thiết kế phẳng lẫn 3D trong thiết kế logo của họ, Kodak vẫn duy trì thiết kế theo font sans serif của thập niên 1950 và 1960, Wal-Mart vẫn vui vẻ khi sử dụng yếu tố 2D trong khi IBM hài lòng khi dùng thiết kế logo sử dụng không gian âm từ những năm 70.
Thập niên 2010 theo khuynh hướng trộn lẫn nhiều phong cách thiết kế logo
Với nhu cầu ngày càng tăng trong việc nhận diện thương hiệu khi cạnh tranh gay gắt với các đối thủ, có vẻ như là các thương hiệu lớn chỉ đơn giản tập trung vào các thiết kế tốt nhất có thể, thay vì chạy theo “xu hướng”
Phải chăng xu hướng logo đã kết thúc?
Sau nhiều thập kỷ liên tục cải tiến và những thay đổi có lẽ không cần thiết, cuối cùng có lẽ chúng ta đã đi đến điểm cuối, nơi mà năng lực nghệ thuật là điểm chính yếu nhất.
Đây chắc chắn là điều tích cực và hy vọng rằng các thương hiệu sẽ ghi nhớ trong thời gian sắp tới.